December 11, 2023
Trang chủ » Product management » Scrum Master là gì? Phân biệt Scrum Master và Project Manager
Scrum Master là gì? Phân biệt Scrum Master và Project Manager

Scrum Master là gì? Phân biệt Scrum Master và Project Manager

Định nghĩa Scrum

Trước khi tìm hiểu Scrum Master là làm gì, bạn cần hiểu rõ về khái niệm Scrum.

Scrum là một trong những hình thức dùng để triển khai những dự án có tính phức tạp cao. Mô hình Scrum sẽ giúp chia dự án thành nhiều giai đoạn nhỏ nhằm thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Scrum Master là gì?

Scrum Master là một nhân tố không thể thiếu trong một Scrum Team, ngoài ra còn có Product Owner và Developer. Một Scrum Team thường gồm 10 người trở xuống. Quy mô này được khuyến khích là nên đủ nhỏ để duy trì sự nhanh nhẹn và đủ lớn để đáp ứng đủ nguồn lực để có thể hoàn thành tốt công việc.

Họ là những người sẽ chịu trách nhiệm điều phối công việc chính trong từng Sprint. Họ vừa có vai trò cầu nối, vừa giúp điều phối công việc sao cho trơn tru nhất có thể.

Vai trò của vị trí này trong công việc?

Scrum Master đóng một vai trò rất quan trọng trong dự án và là người chịu trách nhiệm:

  • Giúp nhóm tập trung và tuân theo các quy tắc đã thống nhất trong công việc
  • Loại bỏ những chướng ngại vật cản trở sự tiến bộ của nhóm.
  • Đảm bảo các hạng mục tồn đọng của sản phẩm được xác định rõ ràng và quản lý hiệu quả
  • Điều phối cuộc họp liên quan đến dự án
  • Giải quyết, hỗ trợ sớm nhất có thể khi các thành viên gặp vấn đề trong giai đoạn làm việc
  • Chủ động xác định và giải quyết các vấn đề
  • Theo dõi và cập nhật tiến trình dự án
  • Đánh giá hiệu suất công việc của nhóm
  • Đánh giá năng lực của từng thành viên sau khi kết thúc mỗi giai đoạn phát triển 
  • Đề ra phương hướng cải thiện hiệu quả công việc trong các giai đoạn tiếp theo 
Scrum master animation by Internet
Scrum master animation by Internet

Đối với Scrum Team

  • Huấn luyện cho các thành viên trong đội Dự án khả năng tự quản lý công việc và đa nhiệm
  • Loại bỏ các trở ngại làm ảnh hưởng đến tiến độ của Scrum Team
  • Đảm bảo tất cả các Scrum Events được diễn ra đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao
Active people animation by Boltbite
Active people animation by Boltbite

Đối với Product Owner

  • Hỗ trợ tìm ra các phương pháp xác định mục tiêu sản phẩm và quản lý Product Backlog một cách hiệu quả
  • Giúp Scrum Team hiểu được sự cần thiết của các hạng mục trong Backlog một cách ngắn gọn và rõ ràng
  • Giúp thiết lập kế hoạch nghiệm thu sản phẩm

Phân biệt Scrum Master và Project Manager

Scrum Master là gì? Phân biệt Scrum Master và Project Manager

Scrum Master và Project Manager cùng hướng đến một mục tiêu. Đó là giúp đội ngũ của họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Sự khác biệt nằm ở cách cách tiếp cận mục tiêu này của mỗi vị trí.

Product Manager thường sẽ quản lý theo phương pháp truyền thống hơn. Ví dụ, họ tập trung vào các báo cáo tiến độ, các mốc thời gian quan trọng của dự án. Họ tập trung vào việc quản lý đội ngũ từ trên xuống để đạt được mục tiêu.

Ngược lại, Scrum Master sẽ thiên về quy trình. Thay vì đặt ra một tập hợp các mục tiêu để đảm bảo nhóm luôn đi đúng hướng, Scrum Master tập trung vào việc sắp xếp hợp lý và tối ưu hóa các quy trình giúp các nhóm đạt được mục tiêu của họ. Họ thực hiện cách tiếp cận từ dưới lên để quản lý. Họ thường có xu hướng xem mình như một thành viên trong nhóm thay vì một người quản lý như là Product Manager.

Mức lương tại vị trí này có cao không?

Theo thống kê của VietnamWorks, mức lương phổ biến cho vị trí rơi vào khoảng 37 triệu – 50 triệu VND.

Mức lương trung bình của một Scrum Master là 42 triệu VND.

Salary animation
Salary animation

Những kỹ năng cần có của một Scrum Master

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề là điều kiện tiên quyết để Scrum Master có thể quản lý tốt các dự án phức tạp
  • Kỹ năng lên kế hoạch công việc một cách khoa học và hiệu quả
  • Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt: tạo điều kiện giao tiếp tốt giữa các thành viên trong nhóm, tăng khả năng thích nghi và trao đổi trong công việc để đáp ứng đúng tiến độ dự án
  • Ngoài những kỹ năng kể trên, khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới cũng sẽ là một thế mạnh để Scrum Master có thể duy trì hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Môi trường làm việc

Scrum Master đóng vai trò như một người lãnh đạo, bởi vậy việc phải chịu nhiều áp lực, thử thách là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, Scrum Master cũng là một trong những vị trí có những lộ trình thăng tiến đáng mơ ước mà nhiều người muốn hướng đến trong tương lai.

Leader animation
Leader animation

Tabbook không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào trong nội dung. Thông tin có trong trang web này được cung cấp trên cơ sở tham khảo nên không có đảm bảo về tính đầy đủ, chính xác hoặc kịp thời …

Tabbook

Theo dõi Fanpage của Tabbook để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *