CPO là vị trí gì trong doanh nghiệp?
CPO (Chief Product Offficer) hay Giám đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm về chiến lược và thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong một tổ chức.
Trách nhiệm của một CPO bắt đầu từ giai đoạn đổi mới sản phẩm và tầm nhìn, tiếp tục thông qua chiến dịch tiếp thị và kéo dài đến quá trình phát hành sản phẩm.
CPO thường báo cáo với giám đốc điều hành (CEO) của công ty.
Vai trò của một CPO
Vai trò của một CPO trong doanh nghiệp được ví như vai trò của CTO trong công nghệ. Thường bao gồm:
- Product vision (Tầm nhìn sản phẩm): Đây ý tưởng cốt lõi của sản phẩm. Giá trị và sứ mệnh của sản phẩm là gì? Việc thay đổi sản phẩm sẽ tác động đến khách hàng như thế nào? Một số khía cạnh tầm nhìn chính bao gồm đảm bảo sản phẩm thích ứng với khách hàng.
- Product development (Phát triển sản phẩm): Trách nhiệm tiếp theo là tạo chiến lược sản phẩm và lộ trình chi tiết để hoàn thành và đáp ứng KPI. Những điều này sẽ đo lường hiệu suất sản phẩm và tạo ra các giải pháp bền vững. Mục tiêu là kết nối với các kênh tiếp cận thị trường và tăng tốc hiệu suất sản phẩm.
- Product marketing initiatives (Sáng kiến tiếp thị sản phẩm): CPO chịu trách nhiệm tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ. Nghĩa là họ cần hiểu cách tạo thông điệp hiệu quả, phát triển các chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu và phân tích chiến lược. CPO cũng sử dụng các kỹ năng tiếp thị khi trình bày ý tưởng cho các nhà đầu tư hoặc các bên liên quan khác để đảm bảo tài trợ cho các dự án mới.
- Product analytics and metrics (Phân tích và đo lường sản phẩm): CPO sử dụng phân tích để đo lường sự thành công của các sản phẩm của công ty. Họ phân tích dữ liệu về doanh số bán hàng, phản hồi của khách hàng và các yếu tố khác để xác định khía cạnh nào của sản phẩm là thành công và khía cạnh nào cần cải thiện. Thông tin này có thể giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt khi phát triển sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm hiện có.
Mục tiêu hướng đến của CPO
- Lãnh đạo tổ chức, giám sát các Project Manager và cố vấn cho đội ngũ của họ
- Tạo tầm nhìn và chiến lược cho toàn bộ tổ chức
- Tiếp thị và truyền bá sản phẩm từ ý tưởng đến ra mắt
- Cung cấp nghiên cứu nhằm giúp giải quyết vấn đề sáng suốt và ra quyết định trong toàn công ty
Điều kiện cần để trở thành CPO
- Về bằng cấp: Tối thiểu là bằng cử nhân kinh doanh, kinh tế, quản lý sản phẩm CNTT, khoa học máy tính, tiếp thị hoặc các chuyên ngành liên quan khác.
- Yếu tố khác: Hầu hết các doanh nghiệp sẽ đưa ra các yêu cầu sau đây khi tuyển dụng cho vị trí CPO:
- Kinh nghiệm tiếp thị
- Khả năng lãnh đạo
- Kỹ năng giao tiếp và nói trước đám đông
- Khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ
- Sáng tạo
- Kỹ năng làm việc nhóm
Mức lương cho vị trí này là bao nhiêu?
Theo thống kê của JobGos, mức lương trung bình của CPO (Giám Đốc Sản Xuất) là 33 Triệu VNĐ. Với khoảng lương phổ biến dao động trong khoảng từ 24 – 62 triệu VNĐ.
Chia sẻ về 6 đặc điểm nên có của một CPO
Luôn có động lực để làm tốt hơn
“Một CPO tuyệt vời cần phải tập trung cả vi mô và vĩ mô. Họ nên tập trung vào việc đưa các sản phẩm quan trọng ra mắt trong thời gian ngắn, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người tìm cách cải thiện sản phẩm cốt lõi một cách ổn định và hiệu quả, đồng thời đảm bảo thời gian.” – Brittany Hodak
Đồng cảm
“Một CPO tuyệt vời phải có khả năng đặt mình vào vị trí của khách hàng mục tiêu và hiểu chính xác họ sẽ cảm thấy thế nào khi sử dụng sản phẩm.” – Jeff Epstein
Khéo léo
“Xem xét toàn cầu hóa nền kinh tế ngày nay, một đặc điểm của một CPO tuyệt vời là sự khéo léo. Bạn có thể sẽ giao dịch với mọi người từ khắp nơi trên thế giới, vì vậy khả năng ngoại giao và tôn trọng các nền văn hóa khác là chìa khóa.” – Andrew Schrage
Khả năng chú ý đến chi tiết
“Một CPO tuyệt vời cần phải có thế mạnh về quan sát chi tiết. Điều quan trọng là không được bỏ qua bất kỳ chi tiết nào và mọi chi tiết nhỏ đều được cân nhắc và thực hiện một cách hoàn hảo.” – Josh Weiss
Kĩ năng giao tiếp tốt
“CPO phải có kiến thức kỹ thuật toàn diện. Nhưng vì họ làm việc với nhiều bên liên quan nên điều quan trọng là CPO cũng phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.” – Doreen Bloch
Tầm ảnh hưởng
“Là CPO, bạn phải tập hợp các bộ phận khác nhau để làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và năng suất.” – Firas Kittaneh
Để trở thành một CPO, hành trình rất dài và đòi hỏi sự bền bỉ. Hi vọng một vài thông tin trên về vị trí CPO (Giám đốc sản xuất) sẽ hữu ích đối với bạn!
Tabbook không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào trong nội dung. Thông tin có trong trang web này được cung cấp trên cơ sở tham khảo nên không có đảm bảo về tính đầy đủ, chính xác hoặc kịp thời …
Tabbook
Theo dõi Fanpage của Tabbook để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm: