Full-stack Developer là làm gì?
Để dễ hơn trong quá trình tìm hiểu về công việc này, mời bạn đọc 2 bài viết về Front-end Developer và Back-end Developer nhé!
Full-stack Developer là người có thể đảm nhiệm cả 2 vai trò Front-end Developer và Back-end Developer. Nói một cách ngắn gọn thì Front-end là phần giao diện – nơi người dùng có thể nhìn thấy và tương tác trên một website, còn Back-end sẽ bao gồm việc lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Vị trí này tham gia vào tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển nên họ phải có chuyên môn về cả hai để sản phẩm được vận hành một cách trơn tru.
Trách nhiệm của một Full-stack Developer
- Phát triển giao diện người dùng – Với sự trợ giúp của các framworks, thư viện HTML/CSS và JavaScript, Full-stack Developer phải có khả năng xây dựng các giao diện người dùng tương thích.
- Thiết kế phần phụ trợ của ứng dụng – Họ có khả năng xây dựng kiến trúc phần phụ trợ đảm bảo để lấy dữ liệu từ máy chủ.
- Tạo cơ sở dữ liệu và máy chủ – Phải đảm bảo khả năng phục hồi của hệ thống khi ngừng hoạt động và phải hoạt động liên tục.
- Đảm bảo khả năng tương thích Đa nền tảng – Các ứng dụng phải chạy được trên tất cả các hệ điều hành như Windows, MacOS và Linux.
- Phát triển API – Tùy thuộc vào kiến trúc ứng dụng, họ phải chịu trách nhiệm tạo ra các API. Các API này thực hiện các tác vụ quan trọng như tìm nạp dữ liệu từ máy chủ.
- Đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật và của người dùng – Họ phải có khả năng xây dựng các ứng dụng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Full-stack Developer
Các Full-stack Developer có thể sáng tạo, thiên về đồ họa, hiểu biết về internet và có đam mê với công nghệ, đồng thời là những người chú ý đến chi tiết. Dưới đây là một số kỹ năng được liệt kê cho sự phát triển toàn diện ở vị trí này.
Kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills)
- Front-end Development: tạo giao diện của một trang web. Bao gồm các chi tiết mã hóa như menu thả xuống, phông chữ, màu sắc và bố cục trang,… Họ biết cách làm việc với các công nghệ giao diện người dùng như HTML, CSS và các ngôn ngữ kịch bản như JavaScript để làm cho các trang web và ứng dụng trở nên trực quan và hấp dẫn.
- Back-end Development: đòi hỏi phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình Back-end như Python, PHP,… cũng như hiểu cách thức hoạt động của các thuật toán và logic nghiệp vụ.
- Web Design: bao gồm việc sử dụng các phần mềm như Photoshop để tạo và thiết kế đồ họa. Làm quen với các nguyên tắc thiết kế UI (giao diện người dùng) cơ bản để giúp tạo các phần tử điều hướng, hình nền cũng như các phần tử âm thanh và video.
- Database Management: Là một kỹ năng bắt buộc đối với vị trí này. Họ phải có khả năng thiết kế, hiểu và thao tác với các truy vấn cơ sở dữ liệu và lưu trữ web.
- Version Control: Hệ thống kiểm soát phiên bản giúp quản lý các tệp dự án và theo dõi toàn bộ lịch sử mọi thứ của người dùng. Những cái phổ biến là Git, Github và Subversion.
Kỹ năng mềm (Soft Skills)
- Creativity – Nhà phát triển phải hiểu mục tiêu của dự án và tạo ra một sản phẩm thu hút đối tượng mục tiêu.
- Strategic Planning – Lập kế hoạch là một giai đoạn quan trọng trong bất kỳ vòng đời phát triển nào. Khả năng lập kế hoạch chiến lược cho các giai đoạn thiết kế, phát triển và triển khai giúp hợp lý hóa quá trình.
- Analytical Skills – Giúp phân tích thông tin một cách chính xác và đưa ra các quyết định hợp lý, dựa trên dữ liệu giúp tối đa hóa hiệu quả.
- Problem-solving Skills – Dự đoán lỗi và phát triển một ứng dụng không có lỗi. Từ góc độ kinh doanh, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến hành trôi chảy các nhiệm vụ.
- Time Management Skills – Đáp ứng thời hạn trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Lương của Full-stack Developer có cao không?
Mức lương cạnh tranh là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút nhân lực cho vị trí này. Theo thống kê của JobsGO, mức lương trung bình của một Full-stack Developer rơi vào khoảng 25 triệu VND/tháng. Với khoảng lương phổ biến từ 17 – 34 triệu VND/tháng.
Những bằng cấp/chứng chỉ bắt buộc/nên có cho vị trí này
Full-stack Developer thường có bằng cử nhân về khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính hoặc các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự trau dồi kiến thức thông qua các khóa học ngắn hạn trong các lĩnh vực liên quan.
Một vài khóa học (có chứng chỉ) có thể sẽ giúp ích cho công việc này:
- Full-Stack Web Development with React Specialization (Coursera)
- Become a Full-Stack Web Developer (LinkedIn Learning)
- IBM Full Stack Software Developer Professional Certificate (Coursera)
- Full Stack Web Developer (Udacity)
Đảm nhận cùng lúc 2 vai trò có áp lực lớn không?
Giống như các công việc công nghệ khác, công việc của một Full-stack Developer đôi khi có thể rất căng thẳng. Một số người lo lắng về việc giải quyết các vấn đề trong quá trình làm việc. Hay phải làm việc dưới áp lực của thời hạn chặt chẽ cũng có thể tạo ra căng thẳng.
Thế giới của một Full-stack Developer rất rộng lớn và nhiều công nghệ mới phát triển đã liên tục phá vỡ các giới hạn về khả năng của họ. Luôn cập nhật công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực là một trong nhiều khía cạnh thú vị khi làm việc với vai trò này.
Trở thành một Full-stack Developer là một hành trình và đòi hỏi thời gian cũng như tâm huyết. Điều quan trọng là phải liên tục học hỏi và cải thiện các kỹ năng để có thể thích nghi và phát triển tốt trong công việc của mình.
Tabbook không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào trong nội dung. Thông tin có trong trang web này được cung cấp trên cơ sở tham khảo nên không có đảm bảo về tính đầy đủ, chính xác hoặc kịp thời.
Tabbook
Theo dõi Fanpage của Tabbook để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!