
Trở thành Cloud Engineer trong 4 bước
Cloud Engineer là làm gì?
Cloud Engineer (Kỹ sư đám mây) là một chuyên gia công nghệ thông tin xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng đám mây. Họ có thể có nhiều vai trò cụ thể, bao gồm kiến trúc đám mây/cloud architecting (thiết kế giải pháp đám mây cho tổ chức), phát triển/development (viết mã cho đám mây) và quản trị/administration (làm việc với mạng đám mây).
Vai trò của họ trong tổ chức
Tùy vào vị trí chuyên môn hóa của một Cloud Engineer trong doanh nghiệp mà vai trò của họ sẽ khác nhau, cụ thể:
- Cloud architects (Kiến trúc sư đám mây): Quản lý cơ sở hạ tầng của đám mây. Các vị trí này giám sát kiến trúc, cấu hình và triển khai các ứng dụng trên đám mây.
- Cloud software developers (Nhà phát triển phần mềm đám mây): xây dựng và duy trì các tính năng và chức năng của phần mềm, cơ sở dữ liệu và ứng dụng cho công nghệ đám mây.
- Cloud security engineers (Kỹ sư bảo mật đám mây): Xây dựng và duy trì các tính năng để cung cấp bảo mật cho các ứng dụng và nền tảng dựa trên đám mây.
- Cloud Adminatrators (Quản trị viên đám mây): quản lý phần mềm và phần cứng liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây.
- Cloud network engineers (kỹ sư mạng đám mây): Quản lý và hỗ trợ cơ sở hạ tầng mạng cũng như các kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
- Cloud Automation Engineers (Kỹ sư tự động hóa đám mây): tương tự như nhà phát triển đám mây, nhưng vị trí này tập trung vào tự động hóa, điều phối và tích hợp.

Những kỹ năng cần có của một Cloud Engineer
- Linux: Cloud Engineer cần có hiểu biết sâu sắc về hệ điều hành Linux, hệ điều hành mà các công ty thường sử dụng để phát triển đám mây. Họ nên hiểu kiến trúc, bảo trì và quản trị máy chủ Linux.
- Database skills (Kỹ năng cơ sở dữ liệu): Kỹ năng quản lý cơ sở dữ liệu đám mây và kiến thức về MySQL và Hadoop.
- Programming (Lập trình): Kỹ năng lập trình tổng quát vững vàng, cùng với kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như SQL, Java, Python, Ruby, Golang, PHP và .NET.
- Networking (Kết nối mạng): Cloud Engineer nên hiểu các mạng ảo và các chức năng quản lý mạng chung.
- DevOps: DevOps là một khuôn khổ phổ biến cho kỹ thuật đám mây, vì vậy việc hiểu rõ thực tế về các phương pháp DevOps có thể có giá trị đối với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, Amazon Web Services (AWS) DevOps là một kỹ năng được các nhà cung cấp đám mây săn đón.
- Containerzation (Giải pháp ảo hóa/ Tự động hóa): Thành thạo các công cụ tự động hóa, hiểu rõ Docker và Kubernetes.
- Virtualization (Ảo hóa): Các kỹ sư đám mây phải có kiến thức để triển khai và chạy phần mềm ứng dụng trên các máy ảo.
- Understanding of cloud providers (Hiểu biết về các nhà cung cấp đám mây): Vì các tính năng kỹ thuật của đám mây và thực tiễn kỹ thuật có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nên việc hiểu rõ mỗi nhà cung cấp có thể nâng cao kiến thức của Cloud Engineer và giúp họ dễ tiếp cận hơn đối với nhà tuyển dụng.
- Security and recovery (Bảo mật và phục hồi): Bảo mật đám mây là ưu tiên ngày càng lớn của các nhà cung cấp.
- Web services and application programming interfaces (APIs) (Dịch vụ web và giao diện lập trình ứng dụng) (API): Các kỹ sư đám mây phải có kiến thức về các tiêu chuẩn mở, chẳng hạn như XML (Extensible Markup Language/Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng), SOAP (Simple Object Access Protocol/Giao thức truy cập đối tượng đơn giản), WSDL (Web Services Description Language/Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web) và UDDI (Universal Description, Discovery and Integration/Mô tả chung, khám phá và tích hợp) và hiểu cách thức hoạt động của các API được thiết kế.

Làm thế nào để trở thành một Cloud Engineer?
- Về bằng cấp: ít nhất bằng Cử nhân về Khoa học máy tính, Kỹ thuật hoặc lĩnh vực liên quan khác.
- Chứng chỉ: Một số chứng chỉ dành riêng cho nhà cung cấp cho các nhà cung cấp lớn, chẳng hạn như AWS và Microsoft và chứng chỉ cho các bộ kỹ năng, chẳng hạn như bảo mật đám mây. Bạn có thể tham khảo một vài chứng chỉ thông qua link này.
- Kinh nghiệm: Cloud Engineer cần có kinh nghiệm làm việc với các ngôn ngữ lập trình, bao gồm Java, Python và Ruby. Nhiều công ty tìm kiếm các kỹ sư đám mây có kinh nghiệm với OpenStack, Linux, AWS, Rackspace, Google Compute Engine, Microsoft Azure và Docker. Kinh nghiệm với API, điều phối, tự động hóa, DevOps và cơ sở dữ liệu, bao gồm cả NoSQL, cũng rất quan trọng.
Như vậy, để trở thành một Cloud Engineer trong tương lai, bạn cần có sự chuẩn bị kĩ càng về cả kiến thức, kỹ năng lẫn các bằng cấp liên quan. Tổng kết lại lộ trình của vị trí thông qua 4 bước:
- Phát triển các kỹ năng liên quan
- Xây dựng kinh nghiệm thực tế
- Tìm kiếm chứng chỉ
- Tìm kiếm, apply và chuẩn bị phỏng vấn thật tốt cho vị trí này

Hi vọng những thông tin cung cấp trên hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thuận lợi trên con đường trở thành Cloud Engineer!
Tabbook không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào trong nội dung. Thông tin có trong trang web này được cung cấp trên cơ sở tham khảo nên không có đảm bảo về tính đầy đủ, chính xác hoặc kịp thời.
Tabbook
Theo dõi Fanpage của Tabbook để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!